Bệnh đốm lá là bệnh rất phổ biến được phát hiện thường xuyên trên hoa lan. Tuy nhiên, người trồng cần có đủ hiểu biết về cách nhận biết và điều trị để chăm sóc đúng cách, tránh ảnh hưởng tới sức sinh trưởng của cây hoặc làm chết cây.
Nguyên Nhân
Bệnh thường được gây ra do các loại côn trùng như ruồi vàng, nhầy nâu, nhện đỏ. Chúng tấn công gây bệnh bằng cách chích vào thân, lá cây để tạo vết thương hở. Từ vết thương này, các loại nấm và ký sinh trùng gây bệnh có sẵn trong môi trường sẽ xâm nhập qua các vết thương này tạo ra các đốm đen trên lá.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở các nơi trồng không có mái che mưa và có nhiều độ ẩm, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Triệu chứng
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở phần lá cây. Khi Cây đã mắc bệnh, các đốm đen sẽ dần xuất hiện ở thân và lá, phân bố đều ở hai mặt, nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến thối lá.
Ngoài các đốm đen, còn có thể xuất hiện các đốm có quầng vàng, nốt trong màu nâu xám. Khi bệnh nặng, lá vàng dễ rụng làm cây giảm khả năng quang hợp, giảm đề kháng và giảm khả năng sinh trưởng.
Cách chữa bệnh phổ biến
Trước tiên ta cần cách ly cây bệnh.
Sau đó cắt bỏ phần bị nấm và thuốc trị nấm Rydomyl Gold 68 WP vào các vết thối kết hợp phun đều 2 mặt lá 3 đến 5 lần một ngày đến khi cây hết bệnh.
Cách ngừa bệnh đốm lá ở cây hoa lan
Môi trường sống:
Làm cỏ và dọn vệ sinh môi trường trồng cây thường xuyên để môi trường đucojw thông thoáng
Đặt giàn trồng cây ở hướng Đông, nơi có nhiều ảnh sáng chiếu đến
Không tới lúc trời tối để không đọng nước trên lá cây qua
Thuốc phòng bệnh:
Phun thuốc phòng nấm Dipomate 80WP 2 tháng 1 lần để phòng bệnh theo đúng chỉ định ghi trên nhãn