Để có một chậu lan hồ điệp đẹp thành phẩm thì mỗi người làm vườn cần chăm sóc chúng cực kỳ tỉ mỉ ngay từ ban đầu. Trong đó kỹ thuật bón phân cho lan hồ điệp quyết định rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe, ra hoa đều, đẹp của cây. Hãy cùng hoa lan Hồng Minh Quang tìm hiểu cách bón phân hiệu quả nhất cho Lan Hồ điệp nhé!
Lan hồ điệp nên bón phân gì?
Phân bón vô cơ thường dùng cho lan hồ điệp
Phân bón lá Grow More (Lọ 100g giá ~20.000VNĐ)
Grow More 30- 10- 10: nhánh khoẻ, ra lá tốt
Grow More 6- 30- 30: kích ra hoa, tăng đậu quả
Grow More 20- 20- 20: to củ, lớn trái, chắc hạt
Grow More 10- 55- 10: phân hoá mầm hoa, ra rễ
<photo>
Phân bón NPK cao cấp Đầu Trâu (Chai 100g giá ~25.000VNĐ)
NPK cao cấp Đầu Trâu 501: tăng trưởng
NPK cao cấp Đầu Trâu 701: kích ra hoa
NPK cao cấp Đầu Trâu 901: dưỡng hoa đẹp sau khi ra
<photo>
Phân bón hữu cơ thường dùng cho lan hồ điệp
Phân bón lá hữu cơ Root Plex (1 hũ giá ~20.000VNĐ): kích thích mọc mầm mạnh, giúp bộ rễ sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, tăng khả năng kháng bệnh của cây. Thường được dùng trong cả mùa nắng và mùa mưa để giúp lan phát triển mạnh.
<photo>
Phân bón hữu cơ Qua Lá Komix, Phân cá (1 chai 100ml giá ~20.000VNĐ): giúp cây phát triển toàn diện, thân to, không gây hại cho cây khi dùng nhiều. Khuyến khích dùng chung với B1 và chỉ tưới khi vườn khô ráo. Nhược điểm là có mùi cá tuy nhiên không gây tanh, thối.
<photo>
Cách bón phân hiệu quả cho lan hồ điệp
Các bước cần chuẩn bị khi tiến hành bón phân
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng phân bón cũng như các hướng dẫn bón phân, sử dụng thìa đong để tăng độ chính xác cho quá trình thụ tinh.
Pha loãng phân bón: các nhà làm vườn lâu năm khuyên chúng ta nên pha loãng phân bón đến một nửa độ mạnh được khuyến nghị hoặc ít hơn. Ngoài ra nên duy trì việc bón phân bằng dung dịch loãng đều đặn để mang lại kết quả tốt hơn.
Nếu lan hồ điệp của bạn bị khô thì trước tiên bạn cần cân nhắc việc tưới nước cho cây để tránh trường hợp rễ cây bị cháy khi chúng ta cho nhiều phân bón đồng thời môi trường ẩm sẽ làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cao nhất cho cây
Tưới từ từ dung dịch phân bón đã chuẩn bị lên giá thể trồng lan, lưu ý hạn chế để dung dịch dính vào lá hoặc hoa của lan hồ điệp. Đồng thời hãy đảm bảo là toàn bộ bề mặt đã được ngâm kĩ trong dung dịch, sau đó vớt ra và để ráo nước.
Bón phân theo từng giai đoạn trồng lan hồ điệp
Cách bón phân cho hồ điệp sau khi trồng (4-5 tháng đầu)
Sau 15 ngày ra chậu, bón Vitamin B1 cho cây hồ điệp con, nồng độ 50ml/100lít, định kì phun 7 ngày/1 lần
Sau 30 ngày: bón phân NPK (30-10-10) pha loãng kích thích nhánh ra khoẻ 30-40ml/1lit nước, phun đều trên lá và thân để kích thích nhánh khoẻ, lá tốt.
Các bón phân cho hồ điệp từ tháng thứ 6-10:
Sau 5, 6 tháng trồng, cần tiến hành thay chậu lần 1.
Bón phân NPK 30-10-10 nồng độ 40mg/1lit, phun 1 tuần/1 lần
Sau 3 lần phun NPK 30-10-10, tưới 1 lần phân NPK 20-20-20 cho cây, giúp cây to. chắc khoẻ.
Tưới thêm 1 số loại phân hữu cơ nhằm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây, phát triển mạnh rể hồ điệp
Cách bón phân trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa (sau 10-12 tháng trồng)
Thời gian này cần thay chậu lần lần II cho hồ điệp. Lúc này chiều dài lá khoảng 10-12cm, đến khi cây có 4 lá thì bắt đầu phân hoá mầm hoa
Sử dụng phân bón NPK 20-20-20 +TE với tỷ lệ 40mg/1 lít, tưới định kỳ 5-7 ngày/1 lần
Sau giai đoạn này sử dụng loại phân có nồng độ P, K cao (NPK 10-60-10) để giúp cây trổ hoa. Pha với tỷ lệ 40mg/1 lít, định kỳ 5-7 ngày/1 lần. Bổ sung thêm vitamin B1 với tỷ lệ 2.5ml/ 10 lít nước, phun 5-7 ngày/1 lần.
Khi hồ điệp bắt đầu trổ hoa, tưới phân NPK 6-30-30 pha loãng nồng độ 2g/1 lít nước, 7-10 ngày/ lần giúp hoa có kích thước to hơn, hoa bền, sắc hoa đẹp
Khi cành hoa nở gần tàn thì cắt cành hoa và dưỡng hoa trở lại với phân NPK 30-10-10
Cần lưu ý bón phân với liều thấp và đều độ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc bón phân liều cao. Đồng thời cũng nên sử dụng phân bón tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng, những ngày càng ngắn, ánh sáng thấp thì bón phân càng ít và ngược lại.