Hướng Dẫn Cách Sang Chậu Lan Hồ Điệp Cực Dễ Tại Nhà

Lan hồ được biết đến như một loài hoa sở hữu vẻ đẹp quý phái, sang trọng và cực kỳ cuốn hút nên càng ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, để kéo dài sự sống cho cây, bạn cần phải tiến hành thay chậu ngay sau khi hoa tàn. Quá trình sang chậu này cần thực hiện cẩn trọng, đảm bảo duy trì sự sinh trưởng tốt cho cây.

Lợi ích của việc sang chậu lan hồ điệp

Ngoài làm tăng tính thẩm mỹ và giúp bạn tiện chăm sóc cho cây hơn thì việc sang chậu lan hồ điệp còn là 1 trong những cách để đảm bảo duy trì môi trường sống tốt nhất cho cây.

Thời điểm thay chậu thường được tiến hành khi thời gian sinh trưởng cây đã đạt đến khoảng 2 năm. Lúc này cây đã lớn mạnh và sinh nhiều rễ, nên việc thay chậu là để rễ cây có đủ “đất sống", không bị rối và quấn chặt vào nhau dẫn đến hư thối rễ, kém hấp thu.

Ngoài ra sau thời gian dài thì môi trường sống cho lan hồ điệp giá thể sẽ bị phân huỷ, ẩm mốc, nếu giá thể có độ ẩm cao sẽ gây cho cây bị úng thối. Việc thay chậu lúc này sẽ giúp cây lan hồ điệp tránh được các vi khuẩn, nấm gây bệnh, sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp hơn.

<photo>

Khi nào là  thích hợp để tiến hành thay chậu mới cho lan hồ điệp?

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành sang chậu lan hồ điệp là khi hoa đã tàn và bắt đầu ra rễ mới. Không nên sang chậu khi cây còn ra hoa sẽ dễ khiến lan hồ điệp bị sốc, hoa héo và tệ hơn có thể gây chết cây. Khuyến nghị nên thay chậu khi hoa tàn.

Ngoài ra, tại thời điểm hoa tàn, cây sẽ chuyển trọng tâm dinh dưỡng từ việc nuôi hoa sang phát triển thực vật, xuất hiện rễ không khí. Đợi đến khi rễ không khí đạt độ dài 3-5cm thì bắt đầu tiến hành dỡ cây ra khỏi giá thể cũ và thay chỗ ở mới cho lan hồ điệp

<photo>

Chọn chậu lan hồ điệp phù hợp

Lan hồ điệp là loại cây sẽ tiến hành quang hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Rễ lan có xu hướng tìm nơi có ánh sáng, khi tiếp xúc càng nhiều ánh sáng, sẽ càng kích thích sinh trưởng ra hoa. Vì thế để lan hồ điệp phát triển tốt trong môi trường tự nhiên, bạn nên ưu tiên sang chậu lan hồ điệp mới trong suốt bằng nhựa.

Khi sang chậu nêu lựa chọn kích thước chậu mới lớn hơn chậu cũ ban đầu một chút, nhưng phải đảm bảo không vượt quá kích cỡ. Nếu chọn chậu quá lớn cần phải tiêu tốn khá nhiều giá thể lấp đầy đồng thời sẽ khiến cây lan hồ điệp tập trung phát triển rễ để lấp châu, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa. Song song đó, nếu chậu quá lớn sẽ khó thoát nước dẫn đến giá thể có độ ẩm cao, nấm mốc dễ phát triển gây hại cho lan hồ điệp.

Cách thay chậu cho lan hồ điệp

Hiện nay, người trồng lan hồ điệp thường sử dụng nhiều phương pháp: thuỷ canh, dùng giá thể khô.. Mỗi phương pháp trồng khác nhau sẽ có quá trình sang chậu lan hồ điệp khác nhau, vì thế bạn cần nên chọn phương pháp sang chậu phù hợp.

Phương pháp sang chậu mới cho lan hồ điệp bằng giá thể khô

  • Bước 1: Tách cây ra khỏi giá chậu và giá thể cũ
  • Bước 2: Dùng dao sắc để loại bỏ hết những rễ còi cọc, kém phát triển, có dấu hiệu hư hại, mục nát. Giữ lại rễ khoẻ mạnh, mập mạp, màu trắng với đầu xanh vôi khi ở trạng thái khô. 
  • Bước 3: Vệ sinh chậu mới thật sạch sẽ trước khi đạt lan hồ điệp vào. Lưu ý đặt vào giữa chậu, các nhánh rễ lan đều xung quanh chậu. Đảm bảo phần thân của rễ nằm bên ngoài thùng chứa.
  • Nên đặt cây vào giữa chậu để đảm bảo tính thẩm mỹ và cân bằng không gian sinh trưởng cho cây.
  • Bước 4: Bổ sung giá thể, lấp đầy các khoảng trống bên trong. Sau khi hoàn thành thì để lan hồ điệp nghỉ ngơi 1-2 ngày sau đó mới bắt đầu tưới nước.

Lưu ý cần đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng thích hợp cho cây (18-29 độ C) sau khi thay chậu mới.

<photo>

Phương pháp sang chậu mới cho lan hồ điệp trồng thuỷ canh

Đối với phương pháp này, thực hiện các bước tương tư như với phương pháp sang chậu lan hồ điệp bằng giá thể khô. Tuy nhiên, bạn cần đổ bỏ hết nước dư và làm vệ sinh chậu trồng sạch sẽ. Đổ một lượng nước vừa phải cách bộ rễ 2-3cm. Điều này sẽ giúp cho rễ cây không bị úng nước và hư thối.

Lưu ý tuyệt đối không dùng nước máy mà phải sử dụng nước lọc tinh khiết có độ pH từ 5.5-6.5.

<photo>

Quá trình sang chậu lan hồ điệp không quá phức tạp, vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra và tiến hành thay chậu mới khi cần thiết, thực hiện các bước khéo léo cần thận để đảm bảo một môi trường sống mới cho lan hồ điệp tốt hơn.




Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan

Cách Sử Dụng B1 Tưới Cho Lan Hồ Điệp

09/02/2024

Vitamin B1 từ lâu đã được xem là thần dược cho sự phát triển của cây hoa lan....

Lan Hồ Điệp Không Ra Hoa, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

09/02/2024

Dù đã dốc công chăm sóc nhưng cây Lan Hồ Điệp vẫn không thể ra hoa? Hay thậm ...

Bệnh Thối Ngọn ở Hoa Lan - Đặc Điểm Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc

09/02/2024

Bệnh thối ngọn ở Lan Hồ Điệp là bệnh phổ biến và dễ mắc phải. Có nguy hiểm và...

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Giống Lan Hồ Điệp

09/02/2024

Trồng và chơi hoa Lan từ lâu đã trở thành sở thích phổ biến của nhiều người t...

Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Khi đang ra cành - Lan Hồ Điệp Đang Ngồng

09/02/2024

Sau khoảng thời gian dài chăm sóc công phu từ cây giống (link tới bài 21/01/2...

Cách Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Sau Tết Để Cây Tiếp Tục Ra Hoa

09/02/2024

Lan Hồ Điệp từ lâu đã trở thành một loại cây, hoa phổ biến để sử dụng hoặc bi...

Bệnh Đốm Lá ở hoa Lan - Đặc Điểm Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc

08/02/2024

Bệnh đốm lá là bệnh rất phổ biến được phát hiện thường xuyên trên hoa lan. Tu...

Lan Chu Đinh - Đặc Điểm Nhận Biết Và Các Điểm Lưu Ý Khi rồng

08/02/2024

Lan Chu Đinh - hay còn có nhiều tên gọi thân thuộc khác là cây địa lan hay câ...

Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Tư vấn
Trang chủ Tài khoản Danh mục Tư vấn Giỏ hàng